BÁNH ĐÀ CHO CÁC ĐỘNG CƠ XE NÂNG - SỬA CHỮA XE NÂNG

PHỤ TÙNG VIỆT HUYNH CUNG CẤP CÁC LOẠI BÁNH ĐÀ CHO ĐỘNG CƠ XE NÂNG
CÔNG TY TNHH  DV TM KT VIỆT HUYNH 
CHUYÊN SỬA CHỮA-BẢO TRÌ XE NÂNG 

No. 100/705/7, street  Nguyễn Kiệm , Phường 3 
Quận Gò Vấp , TP.HCM
HOT LINE : 
MR.CƯ-0913781357
SKYE: huongcu001
  tuvankythuat001@gmail.com

CHI NHÁNH : KCN SÓNG THẦN 1 , TX Dĩ An, Bình Dương
HOTLINE :0913781357 
Email : tuvankythuat001@gmail.com
web: www.suachuaxenang.info

Bánh Đà Mitsubishi 32A23-00100, FD25~30 , F18B,
Bánh Đà Mitsubishi FD25~30 , F18B
Bánh đà Mitsubishi 91H20-01120,  FG20NT
Bánh đà Mitsubishi FG20NT, Nissan H20
Bánh đà Toyota 32101-22780-71 , 6-8FD10~30, 1DZ
Bánh đà Toyota 6-8FD10~30, 1DZ
Bánh đà Linder 3920301500, H30, VOLKWAGEN
Bánh đà Linder H30, VOLKWAGEN
Bánh đà Komatsu.FD20~30-12/14/16, 4D92E,4D94E,4D94LE,4D98E
Bánh đà Komatsu FD20~30-12/14/16, 4D94E
Bánh đà TCM 20801-07631, 6FD30C6, C240PKJ
Bánh đà TCM 6FD30C6, C240PKJ
Bánh đà Toyota  32101-22800-71, 6-8FG20~30, 4Y
Bánh đà Toyota 6-8FG20~30, 4Y
Bánh đà TCM A-12310-NA000, FD20~30C7 TD27
Bánh đà TCM FD20~30C7/T3/C3,TD27
Bánh đà TCM N-12331-50K00,  FG20-30T6 , H20
Bánh đà TCM FG20-30T6 , H20
Bánh đà TCM, Z-8-97107-954-2 , FHD20~30Z5, 4JG2
Bánh đà TCM FHD20~30Z5, 4JG2
Bánh đà TCM A-12331-40k00 , FD20~30T7/ C6N, TD27
Bánh đà TCM , FD20~30T7/ C6N, TD27
Bánh đà Toyota 32101-23070-71, 5-6FD10~30, 1DZ, 1Z, 2Z, 2J
Bánh đà Toyota 5-6FD10~30 1DZ, 1Z, 2Z, 2J




Sửa chữa bánh đà
I. Nhiệm vụ
- Tích luỹ năng lượng làm đồng đều tốc độ quay của trục khuỷu
Hỗ trợ việc khởi động động cơ
Ngoài ra bánh đà còn là nơi để lắp cơ cấu truyền công suất ra ngoài như bộ ly hợp, lắp vành răng khởi động, là nơi dùng để đánh dấu các ký hiệu: ĐCT của máy 1, góc đánh lửa sớm, là nơi lắp các cảm biến như: cảm biến tốc độ quay trục khuỷu, cảm biến đánh lửa . 
II. Vật liệu chế tạo:
Gang xám: Thường dùng cho các động cơ có tốc độ thấp và trung bình, các động cơ ít xi lanh, kích thước và khối lượng bánh đà lớn. Các bánh đà loại này thường được chế tạo bằng phương pháp đúc.
Thép các bon thấp: thường dùng cho các động cơ có số vòng quay cao, động cơ nhiều xi lanh, kích thước và khối lượng bánh đà nhỏ.
III. Phân loại
- Bánh đà dạng đĩa
- Bánh đà dạng vành
- Bánh đà dạng chậu
IV. Cấu tạo
1. Bánh đà dạng đĩa: 
Bề mặt lắp ghép
Loại này có dạng trụ tròn mỏng, chiều dày của bánh đà đồng đều.
Bánh đà được lắp ghép với mắt bích đuôi trục khuỷu bằng 6 ? 12 bu lông. 
Bu lông bành đà được chế tạo bằng thép có độ bền cao, sau khi gia công được nhiệt luyện để tăng độ bền. Khi lắp, mô men siết bu lông bánh đà phải đúng quy định. 
Để lắp bánh đà đúng vị trí, người ta gia công chốt định vị trên mặt bích và lỗ trên bánh đà hoặc bố trí các lỗ trên bánh đà không đối xứng. 
Bánh đà loại này thường dùng nhiều trên động cơ ô tô. 
2. Bánh đà dạng vành
Loại này bố trí vành ngoài dầy, phần trong có khoảng trống, do đó tăng mô men quán tính mà không cần tăng khối lượng bánh đà. Khối lượng phần vành chiếm khoảng 80% khối lượng toàn bộ của bánh đà. Loại này thường dùng cho những động cơ khởi động bằng khí nén.

3. Bánh đà dạng chậu

Bánh đà dạng chậu chỉ khác dạng đĩa là có thêm vành ngoài. Phần vành bánh đà có khối lượng khá lớn để tăng mô men quán tính (mô men bánh đà). 
Loại này thường dùng trên các động cơ điêzen vì nó có độ bền cao và mô men bánh đà lớn. 
V. Sửa chữa bánh đà
Những hư hỏng thường gặp - nguyên nhân.
Vành răng khởi động bị mòn, sứt mẻ: do làm việc lâu ngày.
Bề mặt bị cào xước, cháy xám: do li hợp bị trượt.
Một số trường hợp bánh đà bị rạn nứt; do quá tải, do va đập.
Các lỗ ren bị trờn cháy do tháo lắp không đúng kỹ thuật.
2. Các phương pháp kiểm tra sửa chữa
a. Kiểm tra, sửa chữa bề mặt làm việc của bánh đà.
Kiểm tra bằng mắt: quan sát toàn bộ bề mặt bánh đà để phát hiện các vết mòn, cào xước, cháy hoặc các vết nứt.
+ Nếu bánh đà bị nứt vỡ thì thay mới.
+ Nếu bề mặt bị cào xước hoặc cháy xám nhẹ ta dùng giấy ráp mịn đánh bong rồi dùng lại. Nếu bị cào xước, cháy xám nặng thì phải mài lại trên máy mài phẳng hoặc tiện láng lại.
Kiểm tra độ phẳng của bánh đà bằng đồng hồ so haặc bằng thước phẳng và căn lá. 
+ Bánh đà không được cong vênh quá 0,05 - 0,10 mm. Nếu vượt quá thì phải mài lại trên máy mài phẳng hoặc tiện láng lại.
b. Kiểm tra, sửa chữa vành răng khởi động
Vành răng bánh đà bị mòn sứt mẻ nhẹ ta có thể ép lật ra lật ngược 180 dùng lại.
Nếu vành răng khởi động mòn quá hoặc quá 3 răng bị sứt mẻ thì phải thay vành răng mới.
c. Kiểm tra, sửa chữa các lỗ ren trên bánh đà.
-Dùng mắt quan sát các lỗ ren trên bánh đà, nếu các lỗ ren bị hỏng thì phải khoan rộng rồi làm lại ren mới và thay bu lông tương ứng. 
Yêu cầu kỹ thuật khi sửa chữa bánh đà:
+ Độ không cân bằng động của bánh đà không lớn hơn 25 gam.
+ Bề mặt làm việc của bánh đà phải vuông góc với đường tâm trục khuỷu. Độ không vuông góc < 0,15 mm trên bán kính 150 mm.
+ Không thay bánh đà của động cơ này sang động cơ khác khi chưa kiểm tra cân bằng động.

Nhận xét